Liên kết website

Thống kê truy cập

Giới thiệu

Thị trấn Yên Phú trung tâm của "BẮC MÊ ĐẤT VÀ NGƯỜI"

24/04/2019 00:00 399 lượt xem

Giới thiệu một số nét về thị trấn Yên Phú trung tâm của huyện Bắc Mê

       Vị trí địa lý:

       - Thị trấn Yên Phú là trung tâm kinh tế  - chính trị của huyện Bắc Mê. Có vị trí chiến lược quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng tiềm lực quốc phòng của cả huyện.

     Thị trấn nằm ở trung tâm huyện Bắc Mê

      +  Phía Đông giáp với xã Yên Phong

      +  Phía Tây giáp với xã Lạc Nông;

      + Phía Nam giáp với xã Yên Cường     

     +  Phía Bắc giáp với xã Giáp Trung của huyện Bắc Mê và giáp xã Quảng Lâm của  huyện Bảo lâm tỉnh Cao Bằng;

      Điều kiện tự nhiên:

       Với tổng diện tích: 7006,08 ha Địa hình phần lớn là đồi núi, xen lẫn rừng tự nhiên với cấu tạo địa hình chia cắt bời khe, dông. Cấu tạo địa chất  là đất phù sa cổ.

       Diện tích rừng tự nhiên, rừng phòng hộ có trên 1000 ha là điểm cuối của dãy núi đá vôi  được kéo dài  hàng trăm km từ Vị Xuyên  -  Hà Giang, bên kia sông Lô dọc theo dãy Tây Côn Lĩnh huyền thoại, và có một phần khảng 200 ha rừng tự nhiên, phòng hộ giáp với xã Giáp Trung, xã Quảng Lâm ,liền kề với khu bảo tồn thiên nhiên  Du Già của Minh Sơn – Yên Minh.  với  nhiều chủng loài gỗ quý hiếm, như Nghiến, Trai, Lim  Xẹt, Dổi, Bách Xanh. Điểm xa cao nhất của thị trấn là cụm dân cư  Lùng Éo cao trên 700m so mặt nước biển là nơi  trồng các loại cây dược liệu quý như Hoa Hồi, Thảo Quả.

        Còn lại là diện tích rừng khoanh nuôi bảo vệ, rừng  tái sinh và rừng trồng. Là nguồn thu chính của nhân dân trong việc trồng rừng gắn với chăn nuôi.

       Dân số: Thị trấn có  1.763 hộ = 7.230 khẩu  với 14  dân tộc cùng sinh sống  gồm dân tộc : Tày, Dao, Kinh, Mông, Pu Péo, Mường, Nùng, Cao Lan, Giấy, Bố y, Hoa, Pà Thẻn, Lô lô, Ngái, La Chí.

      Thị trấn  được chia làm 17 đơn vị hành chính :  12 thôn và 5 tổ dân phố. Thị trấn 9 trường học (có 6 trường học và một trạm y tế do thị trấn quản lý), còn lại 3 trường học trên địa bàn do tỉnh và huyện quản lý.

      Tình hình xã hội – Kinh tế.

       Thu ngân sách năm 2018 đạt 2.377 triệu đ

       Thu nhập bình quân đầu người năm 2018 đạt 22,6 Triệu đ/ người /năm.

       Cơ cấu kinh tế:

       Trồng trọt – chăn nuôi :   Chiếm 55%  cơ cấu kinh tế

       Kinh doanh – Dịch vụ :   Chiếm 35 % cơ cấu kinh tế

       Công nghiệp - TTCN  :   Chiếm 15 % cơ cấu kinh tế

      Thị trấn nằm dọc trục quốc lộ 34 với chiều dài 8 km trên tuyến đường từ thành phố Hà Giang đi thành phố Cao Bằng. kết thúc điểm cuối thị trấn là điểm nút giao thông với xã Yên Cường là ngã ba :

        Tuyến du lịch:

       - Đi  huyện Bảo Lạc Cao bằng -  Đồng Văn  quay về Thành phố Hà Giang.

       - Đi thành phố Cao Bằng – Thái Nguyên – Hà Nội.

       - Đi Na Hang Tuyên Quang  -  Hồ Ba Bể  Bắc Kạn – Thái Nguyên – Hà Nội.

       - Đi Na Hang Tuyên Quang - Lâm Bình Tuyên Quang - Hà Nội.

       - Đi Na Hang Tuyên Quang - Hồ Ba Bể Bắc Kạn  bằng đường thủy

       Dọc tuyến đường quốc lộ 34 là dòng Sông Gâm chảy trên địa bàn thị trấn xuôi về thủy điện Na Hang Tuyên Quang.Đây chính là dòng sông Bắt nguồn từ cao nguyên đá Đồng Văn (sông Nho Quế -  Mèo Vạc) chảy sang Trung Quốc sau đó được chảy qua tỉnh Cao Bằng nhập với 5 nhánh nhỏ về Bắc Mê với tên gọi sông Gâm, Trên bản đồ phân bố (thủy sản) tên các loài Cá quý hiếm của Việt Nam chính là ở dòng sông này.

      Một số nét sơ lược về  thị trấn:

       Là thị trấn trẻ mới được thành lập từ năm 2009 đến năm 2019 vừa tròn 10 năm.

      Có 5 tổ khu phố nằm ở trung tâm thị trấn hoạt động  Công nghiệp – Tiểu thu công nghiệp, kinh doanh - dịch vụ. 

      Có 12 thôn  nhân dân sống bằng nghề sản xuất Nông - Lâm nghiệp gắn với chăn nuôi.

      Đây chính là nét đặc biệt của thị trấn thu nhập từ Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, kinh doanh – dịch vụ và sản xuất nông lâm nghiệp. thị trấn còn bảo tồn được nhiều giá trị văn hóa của dân tộc thiểu số: như hát then cọi của dân tộc tày, hát cúng cầu mùa, cầu xuân, đón dâu của dân tộc Dao…

      Thị trấn có một làng văn hóa cộng đồng thôn Bản Lạn, có nhà Bang Tá là di tích lịch sử được xây dựng trước cách mạng, Đền  Phúc – Lộc – Từ. Nhà cổ thôn Bản Sáp là những chứng tích lịch sử của thôn, làng dưới thời phong kiến.

       Là một thị trấn nhỏ  dân số trên 7 ngàn dân với 14 dân tộc cùng chung sống, cho lên thị trấn có  sự  đa dạng về văn hóa. đến với thị trấn Yên Phú, bạn phải đi từ thành phố Hà Giang vào   60 km với những cung đường quanh co, uốn lượn những đoạn đèo đổ dài mà những phượt thủ từ Hà Nội, Vĩnh Phúc luôn trải nghiệm khi có những ngày nghỉ lễ. qua rất nhiều điểm dừng chân nhưng ấn tượng nhất là điểm dừng chân đỉnh dốc Tả  Mò, điểm dừng chân này bạn có thể quan sát toàn cảnh thành phố Hà Giang, một đỉnh đèo nhỏ nhưng có một tiều khí hậu gió mát quanh năm, nhất là về đêm, khi nghỉ trên đỉnh đèo này nhìn về thành phố thấy những hàng dài ánh sáng nhấp nháy thôi thúc bạn, những cảm giác mới lạ khi xa dần thành phố. Điểm dừng chân thứ hai là đỉnh dốc (km 40) đây là một đèo dài trên 5 km quanh năm gió và mưa phùn nhỏ quanh đèo này có một cụm dân cư đồng dân tộc Mông sinh sống với một chợ rau nhỏ, có tất cả những loại rau rừng  thường được chế biến trong các  món ăn của  các nhà Hàng ở Bắc Mê, ai đi qua đèo này không dừng  chân có lẽ mãi tiếc nuối nho nhỏ khi chưa biết tên nhiều loại rau rừng rất ngon mà  không thể có ở nơi khác. Điểm dừng chân thứ 3 là thị trấn Yên Phú một thị trấn nhỏ dài dọc theo dòng sông Gâm 8 km. Một buổi sáng của thị trấn nhỏ thật an bình với  khu phố ẩm thực nổi tiếng với món phở  Tổng hợp Bò, Gà bên cầu nậm Thíu của nhà hàng Hoa Khuyên và Liên Hà  hai  nhà hàng này là điểm dừng chân của du khách nước ngoài với những món ăn bình dân.  Nếu bạn mốn thưởng thức các món ăn Đặc sản của Bắc Mê với đặc sản cá Lăng, cá Chiên, Cá Bỗng với món canh chua, món nướng, món canh đắng được chế biến với hương vị của món ăn dân tộc miền núi. Nếu muốn trải nghiệm món ăn trải lá chuối trên mẹt dùng bằng tay thưởng thức như món gà xé, món dê nướng cả con bạn sẽ được thưởng thức hương vị chất lượng của thực phẩm Bắc Mê với ấn tượng nhớ mãi những vị cay cay của ớt gió, của Tiêu rừng, Hương vị thơm nồng của rượi ngô men lá thì bạn đến nhà hàng Anh Tú, nhà hàng Đồng Quê.

Nghỉ lại Bắc Mê vào mùa nước bạn có thể trải nghiệm du thuyền trên sông Gâm đi thăm thủy điện Na Hang – Tuyên Quang,  hồ Ba Bề - Bắc Cạn với những bữa ăn chỉ có cá ngay trên thuyền, những vách núi dựng đứng với những huyền thoại về loài khỉ sống cheo leo trên vách đá.

Vào mùa nước cạn bạn có thể khám phá dòng Gâm trong xanh, lội từ bên này sang bên kia sông khám phá những hang, những vực nước với những tạo hóa thiên nhiên  mê hồn  như những cung điện trong câu truyện cổ tích về thủy long.

Muốn trải nghiệm hơn tin tìm hiểu về văn hóa của dân tộc Tày bạn vào thôn Bản Lạn là Làng văn hóa  du lịch - cộng đồng  với trên 40 nóc nhà sàn: thu nhập của bà con nơi đây chủ yếu là chăn nuôi Trâu, Bò, lợn theo phương pháp truyền thống và nấu rượi, món rượi ngô Bản Lạn nổi tiếng khách đến, cứ rót đi rót lại say khi nào không biết. Nếu bạn uống chè bạn được thưởng thức chè Bản Lạn được chế biến sao suốt ngay tại lò sao và có thể trải nghiệm sao chè để biết được công đoạn sản xuất của những búp chè li ti ấm đượm vị chát ,vị ngọt, thơm. Vào Bản Lạn  mà không ngủ đêm lại thôn có lẽ bạn hối tiếc mãi và trăn trở muốn trở lại nơi đây trong thời gian gần nhất. Các gia đình trong thôn đều là dịch vụ Homstay, bạn ngủ trên sàn nhà gỗ sau khi đã cùng chủ chủ nhà hàn huyên cả đêm với món rượi ngô những câu chuyện về sản xuất. Buổi sáng bạn sẽ được chủ nhà nấu mời món cơm Nếp gói lá Dong sau đó đi thăm cảnh quan của thôn, các ngôi nhà trong thôn đều là nhà sàn,  ở đây tất cả tài sản đều được để dưới gầm sàn. tất cả thóc, ngô của bà con đều được đóng bao để dưới gầm sàn. Nếu bạn đến sớm bạn đăng ký giao lưu văn nghệ với đội nghệ nhân của thôn với những làn điệu dân ca then cọi  của  người Tày với những âm điệu nhẹ nhàng của giọng hát, của đàn tính. Văn hóa dân tộc Tày rất phong phú, để biết thêm mời bạn vào thôn Nà Phia đây là thôn  giáp thôn Bản Lạn nằm cách trung tâm thị trấn 2 km bà con trong thôn sống chủ yếu làm nông nghiệp ở đây bà con chưa biết làm dịch vụ Homstay nhưng với tình cảm chân thành quý khách. Bạn được đưa đi ngắm thác nước, tắm và  đi bắt cá suối bằng dụng cụ rất đơn giản. Cá suối ở đây chỉ ăn rong rêu lên rất sạch, cá bắt về  được cho vào ống nứa, ống của những bụi nứa to mọc ngay bên suối sau đó nút lại bằng lá Dong và đưa vào đốt trên bếp bằng những cành củi khô được nhặt ngay bên bờ suối. Một bữa ăn  đơn giản được dọn ra trên lá chuối với món cá nướng, cá lam lá chua ống nứa, cá nấu canh rau rừng, thêm một con vịt nướng giống vịt địa phương được nuôi thả ngay trên suối. Các món ăn được chấm với tiêu rừng, muối rang giã nhỏ thêm một chút lá rau răm, những hương vị, gia vị miền núi có lẽ khó có thể quyên. Những chén rượi ngô được hâm nóng bằng ống nứa được rót ra những chiếc ống nứa nhỏ xíu thay cho chén sứ. cứ thế những câu chuyện trong ngày được kể ra những ống rượi nhỏ nhấc lên nhấc xuống  hòa với tiếng nước chảy phá vỡ không gian tĩnh lặng trong rừng già. Những chuyến đi như vậy nhiều người rất thích cho con trẻ đi. được trải nghiệm bắt cá, đun củi và cùng người lớn nấu ăn, đặc biệt là thưởng thức các món ăn do chính mình cùng tham gia thực hiện.


Tin khác